KẾT QUẢ TRIỂN KHAI MÔ HÌNH GÓC TRUYỀN THÔNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN VÀ SỨC KHOẺ BÀ MẸ TRẺ EM TẠI TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT HUYỆN ĐĂK GLONG

Lượt xem:

Đọc bài viết

  1. Thông tin chung:

Trường PTDTNT THCS&THPT huyện Đăk Glong là trường chuyên biệt nằm trên địa bàn huyện đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm hơn 96%. Hiện tại nhà trường có 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Số học sinh của năm học 2023-2024 là 220 em.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế. Trường chưa có Góc truyền thông.  Sau khi đoàn công tác của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ Trung ương đến trường điều tra, khảo sát đã tham quan các phòng để lựa chọn phòng đặt Góc truyền thông phù hợp nhất. Trung tâm và trường cùng trao đổi thống nhất lựa chọn được 01 phòng là phòng y tế, phòng này sẽ đặt Góc truyền thông. Sự kết hợp này dựa trên nhiều lý do: khi các em học sinh có nhu cầu cần tư vấn các e vào Góc truyền thông cũng không lo ngại bị bạn bè để ý bàn tán, mặt khác phòng y tế ở vị trí gần khu dẫn về khu nội trú. Nên từ khu phòng học các em có thể đi qua Góc thuận tiện. Phòng y tế bên trong đã có sẵn một số trang bị: tủ, bàn, giường, tủ thuốc, các trang thiết bị này đã cũ và để phục vụ chức năng của phòng y tế.

Việc cung cấp kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em tại trường theo những nội dung có trong chương trình một số môn học. Ngoài ra, trường đã từng mời cán bộ y tế từ các ban ngành khác trong huyện đến trường tuyên truyền cho các em học sinh về một vài chủ đề liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Tuy nhiên do kinh phí, điều kiện thực tế trường làm những hoạt động này theo thời điểm, không liên tục.

trong đó có 01 cán bộ quản lí và 01 nhân viên được phân công phụ trách góc tuổi TEEN.

Các thiết bị tối thiểu là bàn, tủ, hòm thư, kệ sách, bảng… và 01 tủ sách với tổng số nên việc bố trí góc truyền thông, tư vấn và tài liệu, trang thiết bị hạn chế. … đầu sách về chủ đề tâm lí, sức khỏe sinh sản vị thành niên.

  1. Kết quả thực hiện hoạt động triển khai mô hình Góc truyền thông

2.1. Thời gian triển khai:

Mô hình góc truyền thông được triển khai tại trường từ tháng 5 năm 2023. Nhà trường phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ Trung ương tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập các thông tin, tập huấn cho toàn bộ thầy cô giáo, cán bộ nhân viên toàn trường.

Do đặc điểm trường học có thời gian nghỉ hè 03 tháng theo quy định, cuối tháng 8, đầu tháng 9 thầy cô, học sinh quay lại trường. Nhà trường đã họp triển khai công việc, hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian tới, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, bố trí sắp xếp phòng đặt Góc truyền thông.

Tính đến thời điểm tổng kết, mô hình Góc đã triển khai hoạt động trong khoảng 3 tháng.

2.2. Lãnh đạo, chỉ đạo của Ban giám hiệu

Nhà trường sẵn sàng phối hợp cùng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắc Nông, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ Trung ương để triển khai các hoạt động liên quan Triển khai mô hình Góc truyền thông tại trường

Nhà trường đã ban hành Quyết định phân công cán bộ, nhân viên phụ trách góc truyền thông đồng thời phê duyệt, theo dõi hoạt động thông qua kế hoạch của góc.

Trong kế hoạch năm học, nhà trường chú trọng các hoạt động truyền thông, giáo dục kỹ năng sống, trong đó có nội dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.

2.3. Sự tham gia của giáo viên, nhân viên

Nhà trường đã phân công 01 cán bộ quản lý, 01 nhân viên y tế trực tiếp phụ trách các hoạt động của góc truyền thông.

Các tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã phối hợp nhuần nhuyễn, hiệu quả trong các hoạt động truyền thông dưới cờ, thảo luận tại lớp…

Các cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực hỗ trợ trong tất cả các hoạt động đồng thời thường xuyên ghé thăm góc truyền thông để cùng trao đổi, góp ý cho các hoạt động giáo dục học sinh.

2.4. Sự tham gia của học sinh

Sau khi góc truyền thông ra mắt, học sinh đã có thêm một điểm đến thiết thực, tin cậy để được giải đáp các thác mắc tuổi mới lớn. Hầu hết học sinh đã có ít nhất một lần ghé góc truyền thông để tham qian, mượn sách báo, tài liệu hoặc nhờ đến các trao đổi của tổ tư vấn.

Các hoạt động truyền thông của góc có sự hưởng úng tích cực của học sinh toàn trường.

2.5. Các hoạt động đã triển khai

Bảng kế hoạch hoạt động

TT Hoạt động Đối tượng Số lượng So với kế hoạch đề ra

(đạt/không đạt)

1 Họp triển khai nhiệm vụ Cán bộ, giáo viên, nhân viên 24 Đạt
2 Nói chuyện chuyên đề tại góc Học sinh 03 Không Đạt
3 Nói chuyện lồng ghép tại lớp Học sinh 14 Đạt
4 Nói chuyện chuyên đề lồng ghép trong tiết chào cò Học sinh 03 Đạt
5 Chương trình phát thanh Học sinh 20 Không đạt
6 Biên tập tin/ bài phát thanh hoặc đăng trên phương tiện truyền thông Học sinh 12 Đạt
7 Biên tập tin/ bài dán trên bảng tin, góc TT, khu nội trú… Học sinh 24 Đạt
8 Tổ chức cuộc thi Học sinh 01 Đạt
9 Báo cáo tổng kết mô hình tại trường Phụ trách Góc 01 Đạt

Nhận xét về kết quả đạt được:

Việc triển khai góc truyền thông đã tạo được một môi trường tư vấn, tham vấn có hiệu quả, nhaanj được sự tin cậy của giáo viên, học sinh. Các hoạt động truyền thông được tổ chức đa dạng về hình thức, có chiều sâu về nội dung, đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề thiết thực với độ tuổi và đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh.

Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có nguồn sách báo, tài liệu đáng tin cậy, phù hợp để tham khảo.

Góp phần tích cực vào việc định hướng phát triển tâm lí tuổi vị thành niên cho học sinh, hạn chế các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong tâm lí lứa tuổi.

  1. Khó khăn, thuận lợi khi triển khai mô hình

Cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác truyền thông.

Đội ngũ tư vấn viên chưa được  đào tạo nghiệp vụ đầy đủ nên hạn chế trong quá trình tu vấn.

Một số học sinh còn e ngại, chưa chủ động tìm đến góc truyền thông để trao đổi vấn đề cá nhân.

Thời gian triển khai mô hình chưa nhiều nên vẫn còn hoạt động chưa đạt mục tiêu như kế hoạch đã đề ra.

  1. Nhận xét, đánh giá

Nhìm chung mô hình mang tính thiết thực, mang lại nhiều hiệu quả trong công tác truyền thông về súc khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh, đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

  1. Đề xuất, kiến nghị

Nhân rộng mô hình ở các trường học khác theo hướng phù hợp với đặc điểm đơn vị, địa phương.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tư vấn, truyền thông cho đội ngũ tư vấn viên.

Có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ của Trung tâm truyền thông và CDC trong việc chia sẻ, hỗ trợ nguồn tài liệu, nhân lực tổ chức hoạt động truyền thông.

Một số hình ảnh các hoạt động: